My Class
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Welcome to class 6C
 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Bài gửi sau cùng
Bài gửiNgười gửiThời gian
[�] Kì diệu với màu nước trong nước Tue Apr 03, 2012 6:11 pm
[�] Chó nào thông minh hơn??? Mon Apr 02, 2012 7:58 pm
[�] Cười nhiều, cười lớn giúp teen khoẻ đến bất ngờ qua truyện tranh giới tính!! Mon Apr 02, 2012 7:55 pm
[�] Cười nhiều, cười lớn giúp teen khoẻ đến bất ngờ qua truyện tranh giới tính!! Mon Apr 02, 2012 7:54 pm
[�] Bí kíp giúp trí nhớ tăng ngùn ngụt qua Funfacts Mon Apr 02, 2012 7:52 pm
[�] Mách lẻo bí kíp trừ tàn nhang từ thiên nhiên Mon Apr 02, 2012 7:50 pm
[�] Mách lẻo bí kíp trừ tàn nhang từ thiên nhiên Mon Apr 02, 2012 7:49 pm
[�] Em bé 2 tuổi ước mơ được làm người nhặt rác Mon Apr 02, 2012 6:03 pm
[�] Chú chó thông minh, tự gọi cho cảnh sát lúc gặp nạn. Mon Apr 02, 2012 6:01 pm
[�] tin moi nhat dey Mon Apr 02, 2012 5:58 pm
[�] tin moi nhat dey Mon Apr 02, 2012 5:58 pm
[�] Người thầy cảm động Thu Mar 15, 2012 8:10 pm
Most Viewed Topics
New forum 0f class 6C
Bầu chọn Hot Boy 6C !!!
New bad girl 0f FML 6C
bau chon badboy cua lop 6c di ba con oi loa...loa...loa
bình chọn hotgirl của FML mềnh nà!
Truyen tranh upin, ipin day
Thầy Cô- những người lái đò thầm lặng
bầu chọn giọng ca 6c
Bau chon ten fan cua cac idol K-pop ne
bầu con nhóm trưởng tài năng nhất kpop
Most active topic starters
ts2t
Tim hieu ve phong chong ma tuy I_vote_lcapTim hieu ve phong chong ma tuy I_voting_barTim hieu ve phong chong ma tuy I_vote_rcap 
6c_weareone
Tim hieu ve phong chong ma tuy I_vote_lcapTim hieu ve phong chong ma tuy I_voting_barTim hieu ve phong chong ma tuy I_vote_rcap 
sone_zet_bone
Tim hieu ve phong chong ma tuy I_vote_lcapTim hieu ve phong chong ma tuy I_voting_barTim hieu ve phong chong ma tuy I_vote_rcap 
simple_cute_pink_skull
Tim hieu ve phong chong ma tuy I_vote_lcapTim hieu ve phong chong ma tuy I_voting_barTim hieu ve phong chong ma tuy I_vote_rcap 
s2l0v3ly
Tim hieu ve phong chong ma tuy I_vote_lcapTim hieu ve phong chong ma tuy I_voting_barTim hieu ve phong chong ma tuy I_vote_rcap 
misssimple
Tim hieu ve phong chong ma tuy I_vote_lcapTim hieu ve phong chong ma tuy I_voting_barTim hieu ve phong chong ma tuy I_vote_rcap 
cobedangiu_lc_2000
Tim hieu ve phong chong ma tuy I_vote_lcapTim hieu ve phong chong ma tuy I_voting_barTim hieu ve phong chong ma tuy I_vote_rcap 
ngtrang_7bno1
Tim hieu ve phong chong ma tuy I_vote_lcapTim hieu ve phong chong ma tuy I_voting_barTim hieu ve phong chong ma tuy I_vote_rcap 
ducct1999
Tim hieu ve phong chong ma tuy I_vote_lcapTim hieu ve phong chong ma tuy I_voting_barTim hieu ve phong chong ma tuy I_vote_rcap 
lovely_kut3
Tim hieu ve phong chong ma tuy I_vote_lcapTim hieu ve phong chong ma tuy I_voting_barTim hieu ve phong chong ma tuy I_vote_rcap 

Share | 
 

 Tim hieu ve phong chong ma tuy

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
ts2t
TRẠNG NGUYÊN
TRẠNG NGUYÊN
ts2t

Tổng số bài gửi : 110
Tham gia ngày : 29/10/2011

Tim hieu ve phong chong ma tuy Empty
Bài gửiTiêu đề: Tim hieu ve phong chong ma tuy   Tim hieu ve phong chong ma tuy I_icon_minitimeSat Oct 29, 2011 9:51 pm

Ma tuý là tên gọi chung các chất có tác dụng gây trạng thái ngây ngất, đờ đẫn, dùng quen thành nghiện.
Những chất gây nghiện có thể được chiết xuất từ cây thực vật như cây Anh Túc (cây thuốc phiện), cây Côca, cây khác…và những chất gây nghiện kích thích thần kinh khác như Amphetaminh, LSD được sản xuất từ các tiền chất, hoá chất. Những chất kích thích thần kinh đó, trong thuật ngữ tiếng Việt ta có thể gọi là chất ma tuý hướng thần.

Theo Liên Hợp quốc thì “ma tuý là chất hoá học có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo, khi xâm nhập vào cơ thể con người sẽ có tác dụng làm thay đổi tâm trạng, ý thức trí tuệ của con người, làm cho người bị lệ thuộc vào các chất đó, gây nên những tổn thương cho từng cá nhân và cộng đồng. Do vậy, việc sản xuất, vận chuyển, buôn bán, sử dụng các chất đó phải được quy định chặt chẽ trong các văn bản pháp luật và chịu sự kiểm soát của cơ quan bảo vệ pháp luật".

Bộ luật Hình sự được quốc hội thông qua ngày 21-12-1999, đã quy định các tội phạm về ma tuý. Theo đó, ma tuý bao gồm nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cao côca, lá hoa, quả cây cần sa, lá cô ca, quả thuốc phiện khô, quả thuốc phiện tươi, hêrôin, côcain, các chất ma tuý khác ở thể lỏng, các chất ma tuý khác ở thể rắn.

Luật Phòng, chống ma tuý được Quốc hội thông qua ngày 9/12/2000 quy định: Chất ma tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành.

Như vậy, chất ma tuý được xác định và có tên gọi riêng trong khoa học. Danh mục các chất ma tuý, tiền chất và các chất hoá học dùng để điều chế các chất ma tuý (bao gồm danh mục quy định trong Công ước 1961, 1971, 1988 của Liên Hợp quốc về kiểm soát ma tuý) gồm 225 chất ma tuý và 22 tiền chất. Để xác định có phải là chất ma tuý hay không, hoặc là chất ma tuý gì thì phải trưng cầu giám định.

Từ quy định của Liên Hợp quốc và pháp luật Việt Nam chúng ta có thể hiểu:

Ma tuý là các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, khi được đưa vào cơ thể con người, nó có tác dụng làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý của người đó. Nếu lạm dụng ma tuý, con người sẽ lệ thuộc vào nó, khi đó gây tổn thương và nguy hại cho người sử dụng và cộng đồng. Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng. Nghiện ma tuý ảnh hưởng đến sức khoẻ của người nghiện, có thể dẫn đến nhiễm độc mãn tính cho cơ thể, gây ra rối loạn ở từng bộ phận, đến suy nhược toàn thân của người nghiện như:

Đối với hệ tiêu hoá, người nghiện luôn có cảm giác chán ăn, vì vậy họ không muốn ăn, tiết dịch của hệ tiêu hoá giảm, thường có cảm giác buồn nôn, đau bụng, đại tiện lúc lỏng, lúc táo bón.

Đối với hệ tuần hoàn, thường bị loạn nhịp, huyết áp tăng giảm đột ngột, mạch máu bi xơ cứng, đặc biệt là hệ mạch não làm ảnh hưởng đến hoạt động của bộ não. Do tiêm chích thường không vô trùng, nên dễ dẫn đến nhiễm trùng máu, viêm tắc tĩnh mạch, thường gặp viêm tắc tĩnh mạch hai chi dưới.

Đối với hệ hô hấp, những đối tượng hít ma tuý thường bị viêm mũi, viêm xoang, viêm đường hô hấp trên và dưới.

Các bệnh về da, người nghiện bị rối loạn cảm giác da nên không cảm giác thấy bẩn, họ thường sợ nước, vì vậy họ rất ngại tắm rửa- đây là điều kiện thuận lợi cho các bệnh da phát triển như: ghẻ, lở, hắc lào, viêm đa não.

Nghiện ma tuý làm suy giảm chức năng thải độc, người nghiện ma tuý, chất hêrôin, làm cho chất độc tích tụ trong cơ thể, càng làm cho gan, thận và toàn cơ thể suy yếu nên người nghiện hay bị các triệu chứng: áp xe gan, viêm gan, suy gan, suy thận, có khi dẫn đến tử vong.

Đối với hệ thần kinh, người nghiện nặng có biểu hiện rối loạn phản xạ thần kinh, đau đầu, chóng mặt, trí nhớ giảm sút, viêm dây thần kinh, rối loạn cảm giác, run chân tay, chậm chạp, u sầu, ngại vận động, dễ bị kích động dẫn tới tội ác. Nếu dùng ma tuý liều cao có thể bị ngộ độc cấp tính, biểu hiện rối loạn tâm thần nặng, hôn mê.

Nghiện ma tuý sẽ dẫn tới suy nhược toàn thân, suy giảm sức lao động, giảm tuổi thọ. Ma tuý làm thay đổi nhân cách người nghiện. Ma tuý làm cho người nghiện thay đổi trạng thái tâm lý, sa sút về tinh thần, thay đổi nhân cách.

Họ thường xa lánh nếp sinh hoạt lành mạnh như: học tập vui chơi, lao động, thể thao, yêu thương và yêu người thân, bè bạn. Họ thường sống ủ dột, cách biệt xa lánh mọi người, xa lánh bạn tốt, chỉ tìm bạn nghiện để chơi và cùng nhau sử dụng ma tuý họ thường cáu gắt, nói dối, ăn cắp, gây xung đột với bố mẹ, anh chị em, vợ con. Nghiện ma tuý ảnh hưởng đến sự phát triển nòi giống.

Lúc mới sử dụng ma tuý thường gây kích thích tình dục, vì vậy để thoả mãn nhu cầu, đối tượng có thể quan hệ với gái mại dâm, cho nên rất dễ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục: lậu, giang mai, HIV.

Khi đã nghiện ma tuý nặng, các hoóc môn sinh dục bị suy giảm nên sinh con ốm yếu, trí tuệ chậm phát triển. Đối với phụ nữ có thai, nghiện ma tuý có thể dẫn đến xảy thai, thai lưu, đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, gầy gò, ốm yếu, khó nuôi, chậm phát triển về thể lực và trí tuệ. Phương thức lây nhiễm chủ yếu bằng hai con đường: đường tình dục và đường máu.

Lúc mới nghiện ma tuý người nghiện ma tuý được kích thích tình dục, để thoả mãn nhiều người đã quan hệ với gái mại dâm, nên rất dễ bị gây nhiễm HIV/AIDS và truyền bệnh này từ người này sang người khác. Khi tiêm chích ma tuý, đối tượng thường dùng chung bơm kim tiêm mà không khử trùng hoặc khử trùng qua loa không đảm bảo yêu cầu sinh, vì vậy họ rất dễ bị lây nhiễm HIV/AIDS (ở Việt Nam 65% người nhiễm HIV/AIDS là người nghiện ma tuý). Nghiện ma tuý gây, tổn hại lớn về kinh tế của bản thân, gia đình, xã hội. Người nghiện ma tuý nhẹ trung bình mỗi ngày dùng 50.000 đồng để mua ma tuý; người nghiện nặng dùng tới trên 100.000 đồng. Bản thân người nghiện do sức khoẻ giảm sút, khả năng lao động kém, không có việc làm hoặc việc làm không ổn định nên phải bấy tiền của gia đình hoặc trộm cắp đồ của người thân bán rẻ lấy tiền mua ma túy.

Chi phí điều trị cắt cơn nghiện rất tốn kém. Sự tăng nhanh của số người nghiện đòi hỏi phải có nhiều cơ sở cai nghiện ma tuý và các dịch vụ chữa trị khác, do vậy gây thiệt hại trực tiếp về kinh tế của Nhà nước ta.

Ma tuý còn gây ra hàng loạt những thiệt hại gián tiếp mà xã hội phải gánh chịu như: thiệt hại kinh tế do sản phẩm thu nhập bị mất đi vì người lao động hay ốm, đau, chết, năng suất lao động giảm. Do vậy, thu nhập quốc dân giảm trong khi chi phí cho dự phòng và chăm sóc y tế xã hội lại tăng; chi phí đào tạo cán bộ, công nhân có tay nghề để thay thế những người nghiện cũng tăng lên.

Nghiện ma tuý có tác hại lớn đối với con người và xã hội. Ma tuý và nghiện ma tuý đã và đang là thảm hoạ chung của loài người. Tại diễn đàn Liên Hợp quốc, ngài Boutros Gali - nguyên Tổng Thư ký Liên Hợp quốc đã đánh giá: "Trong những năm gần đây, tình trạng nghiện hút ma tuý đã trở thành hiểm hoạ của toàn nhân loại. Không một quốc gia, dân tộc nào thoát ra khỏi ngoài vòng xoáy khủng khiếp của nó để tránh khỏi những hậu quả do nghiện hút và buôn lậu ma tuý gây ra. Ma tuý đang làm gia tăng tội phạm, bạo lực, tham nhũng, vắt cạn kiệt nhân lực, tài chính, huỷ diệt những tiềm năng quí báu khác mà lẽ ra phải được huy động cho việc phát triển kinh tế - xã hội, đem lại ấm no, hạnh phúc cho mọi người. Ma tuý đang làm suy thoái nhân cách, phẩm giá, tàn phá cuộc sống yên vui gia đình, gây xói mòn đạo lý, kinh tế, xã hội... Nghiêm trọng hơn, ma tuý còn là tác nhân chủ yếu thúc đẩy căn bệnh thế kỷ HIV/DS...''

Để có tiền sử dụng ma tuý, hàng vạn người nghiện đã phạm tội trộm cắp, cướp của, giết người, buôn bán ma tuý... Qua thống kê được biết, 70% số vụ phạm tội hàng năm là do người nghiện ma tuý gây ra hoặc có liên quan đến ma tuý. Trong số những người bị bắt hàng năm vì phạm tội, có từ 30% đến 50% số người phạm tội về ma tuý.

Do bị kích thích sau khi sử dụng chất ma tuý, nhiều người đã phạm các tội về gây rối trật tự công cộng, hiếp dâm, đua xe trái phép, vi phạm luật lệ giao thông, gây hậu quả nghiêm trọng v.v...

Người nghiện ma tuý là người sử dụng chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này.

Người nghiện ma tuý có các đặc trưng sau:

- Có sự ham muốn thông kìm chế được và phải sử dụng nó bất kỳ giá nào.

- Có khuynh hướng tăng dần liều dùng (liều dùng lần sau cao hơn liều dùng trước mới có tác dụng).

- Tâm sinh lý bị lệ thuộc vào tác dụng của chất đó.

- Thiếu thuốc sẽ xuất hiện các triệu chứng như: uể oải, hạ huyết áp, lên cơn co giật, đau đớn và có thể làm bất cứ điều gì miễn là có chất ma tuý để dùng.

Gia đình là nơi đứa trẻ sinh ra và lớn lên, vì vậy môi trường cuộc sống gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển tâm lý cũng như nhân cách của trẻ. Không khí gia đình rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến quá trình tiếp cận và trở thành đối tượng nghiện của thanh thiếu niên. Những đứa trẻ mà cha mẹ có mối qua hệ phúc tạp như: ly thân, ly hôn... có xu hướng nghiện cao hơn. Những gia đình điều kiện kinh tế khá giả mà nuông chiều thái quá để cho con em mình có điều kiện giao du, chơi bời quá trớn cũng rất dễ bị mắc nghiện. Sự buông lỏng quản lý, ít quan tâm đến con cái hay nuông chiều thái quá và không khí gia đình không bình thường 1à một trong những nguyên nhân chính dẫn đến đứa trẻ tiếp cận với ma tuý và trở thành kẻ nghiện ma tuý.

Trong gia đình bố mẹ không quan tâm đến con cái hoặc nuông chiều thái quá dẫn đến sự quản lý con cái bị buông lỏng thì với sự nhạy cảm của thanh thiếu niên những tật xấu rất dễ xâm nhập. Đầu tiên là mải chơi, đua đòi, lười học, học kém, bỏ học dẫn đến bị lôi kéo nghiện ma tuý. Đa số đối tượng thanh thiếu niên nghiện đều thất học, hoặc có trình độ học vấn thấp, phần lớn trong số họ mới có trình độ tiểu học, số ít đang học dở trung học cơ sở, hoặc đang học đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Đa số họ không được đào tạo về nghề nghiệp, bởi vậy cơ hội để tham gia vào quá trình phát triển xã hội là rất nhỏ. Không nghề nghiệp, hoặc nghề nghiệp không ổn định, có địa vị thấp trong xã hội, thu nhập thấp và không ổn định, không kiếm đủ tiền cho cuộc sống độc lập của mình, vì thế họ có cảm giác thua thiệt về tâm lý, dễ sinh chán chường, bất mãn và sinh ra nghiện ngập.

Với lớp trẻ đang học phổ thông cơ sở rất dễ bị lôi kéo vào con đường nghiện ma tuý. Lý do là các em không có ''sân chơi'' lành mạnh, nếu muốn giải trí các em phải tìm đến các địa điểm tự do mà ở đó vì lợi nhuận, hay đã có sẵn những kẻ xấu và một số kẻ không từ một thủ đoạn nào để lôi kéo các em sa ngã đi vào con đường nghiện ma tuý...


Đặc biệt, công tác tuyên truyền, giáo dục về tác hại hậu quả của ma túy nhằm tạo phong trào quần chúng rộng khắp trong phòng ngừa, lên án, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm ma túy và tệ nạn ma túy chưa thường xuyên và đủ mạnh, chưa sâu, chưa đến được nhiều với từng gia đình, từng cộng đồng thôn xóm, làng, xã khu phố và đến tới từng công dân. Tuyên truyền nặng về hình thức mà chưa gắn với hoạt động thực tế. Do vậy, vẫn còn không ít người chưa nhận thức và hiểu biết được tác hại của ma túy.

Công tác cai nghiện cũng đã được đẩy mạnh trong thời gian qua (cả nước có hơn 30 trung tâm cai nghiện) nhưng tỷ lệ tái nghiện vẫn cao (80%) chứng tỏ các trung tâm chưa thực sự có hiệu quả trong công tác cai nghiện. Thực tế này xuất phát từ nhiều vấn đề về kỹ thuật, phương tiện, cách chữa trị cũng như kinh phí... nhưng không thể không kể đến những tiêu cực ở các trung tâm. Công tác cai nghiện chưa có hình thức và phương pháp phù hợp với nhận thức, tâm lý cũng như mục đích cai nghiện. Nhận thức của các ngành, các địa phương về công tác cai nghiện và tái hòa nhập xã hội cho người nghiện còn chưa thống nhất. Vì vậy chưa có sự phối hợp đồng bộ, chưa có các biện pháp giải quyết thích hợp ngay trên từng địa bàn. Công tác quản lý nhân khẩu, hộ khẩu nắm đối tượng nghiện ma tuý của lực lương Công an nhiều lúc, nhiều nơi còn lỏng lẻo, chưa phát hiện kịp thời những đối tượng tội phạm có liên quan đến ma tuý để ngăn chặn.

Ngoài gia đình với sự chăm sóc, kèm cặp sát sao của cha mẹ, nhà trường với sự quản lý chặt chẽ của thầy cô giáo thì thanh thiếu niên còn chịu ảnh hưởng lớn của môi trường bạn bè. Bản chất của mối quan hệ này là dựa trên sự tương hợp về sở thích và hứng thú. Điều này luôn có tác đông hai mặt, nếu các em tiếp xúc với nhóm bạn tốt sẽ có thể học theo bạn những cử chỉ hành vi đẹp, biết giúp đỡ quan tâm đến mọi người. Ngược lại, nếu các em tiếp xúc với nhóm bạn xấu, sẽ học từ bạn bè những hành vi không tốt, như thói vô trách nhiệm, đòi hỏi quá đáng và không chịu nghe lời. Kết quả điều tra cho thấy 100% số người nghiện có nhóm bạn cũng là người nghiện, hoặc có tiền án, tiền sự khác.

Một số cha mẹ của thanh thiếu niên nghiện ma tuý cho rằng, con cái của họ có thể đã bị bạn bè hay kẻ buôn bán ma tuý ép dùng ma tuý. Tuy nhiên, bọn trẻ lại nói rằng chúng sử dụng ma tuý vì chúng muốn giải sầu, muốn có cảm giác dễ chịu, muốn quên đi những rắc rối của mình và thư giãn. Chúng muốn vui vẻ, thoả mãn trí tò mò, thích mạo hiểm, làm dịu bớt nỗi đau, cảm thấy mình là người lớn, tỏ ra độc lập, muốn thuộc về một nhóm nào đó, hay trông ''hay hay'' thì tham gia thử... Khi đã thử một vài lần sẽ mắc nghiện. Từ những ý tưởng ở bên trong cùng những tác động bên ngoài sẽ là nguyên nhân dẫn đến thanh thiếu niên nghiện ma tuý.

Theo tài liệu của Uỷ ban quốc gia phòng chống ma tuý thì có các cách nhận biết một người đã nghiện ma tuý qua các biểu hiện sau đây:

1. Thay đổi bất thường giờ giấc sinh hoạt: thức khuya, đêm ít ngủ, dậy muộn, ngày ngủ nhiều.

2. Hay tụ tập, đi lại đàn đám với những người không có công ăn việc làm, không lao động, không học hành, hay chơi thân với người nghiện ma tuý.

3. Đi lại có qui luật, mỗi ngày cứ đến một giờ nhất định nào đó dù có đang bận việc gì cũng tìm cách kiếm cớ để “đi”.

4. Thích ở một mình, ít hoặc ngại tiếp xúc với mọi người (kể cả người thân trong gia đình).

5. Tâm trạng thường lo lắng, bồn chồn, đôi khi nói nhiều, nói dối, hay có biểu hiện chống đối, cáu gắt.

6. Hay ngáp vặt, người lừ đừ, mệt mỏi, lười lao động, không chăm lo vệ sinh cá nhân, nếu là học sinh thì thường đi muộn, trốn học, lực học giảm sút, ngồi học trong lớp hay ngủ gà ngủ gật.

7. Nhu cầu tiêu tiền ngày một nhiều, sử dụng tiền không có lý do chính đáng, thường xuyên xin tiền người thân, hay bán đồ đạc cá nhân và của gia đình, nợ nần nhiều, ăn cắp vặt.

8. Túi quần, áo, cặp sách, phòng ở thường có nhiều thứ như: giấy bạc, thuốc lá, kẹo cao su, bật lửa ga, bơm xi lanh, kim tiêm, ống thuốc, thuốc phiện, gói nhỏ hêrôin.

9. Có dấu kim tiêm trên mạch máu ở mu bàn tay, cổ tay, mặt trên khửu tay, mặt trong mắt cá chân, bẹn, ở cổ.

10. Đố với người đã nghiện nặng, ngoài các dấu hiệu trên còn biểu hiện: Sức khỏe giảm sút rõ rệt; thường uyên ngáp vặt; mắt lờ đờ; da tái, môi thâm, cơ thể hôi hám, ít tắm giặt, ăn mặc luộm thuộm.

Ghi chú: Những người nào có càng nhiều những biểu hiện nêu trên thì người đó càng có nhiều khả năng đã nghiện ma tuý. Chắc chắn nhất là lấy nước tiểu đem xét nghiệm chất ma tuý để khẳng định.

Vào năm l975, các nhà bác học đã nghiên cứu tìm ra các Endorphin, tức Mocphin nội sinh, do chính cơ thể tiết ra, nhờ chúng mà cuộc sống của con người ta cân bằng và thoải mái. Khi sử dụng ma tuý nhiều lần, các Opiold - Receptor không chỉ gây ra các tác động mà còn làm thay đổi hoạt động của một số chất sinh học trong cơ thể, đặc biệt là đối với tế bào thần kinh, cơ thể phải điều chỉnh, thích ứng dần với ma tuý được đưa vào, lượng Endorphin bị ức chế sẽ ít dần và sau cùng hoàn toàn không được sản sinh ra. Như vậy, người nghiện sẽ lệ thuộc dần dần ngày càng nhiều vào ma tuý. Nếu ngừng sử dụng ma tuý, do cơ thể không tiết dẫn ra các Endorphin, sự điều chỉnh hoạt động các chất sinh học bị hụt hẫng hoàn toàn sẽ đưa đến hội chứng cai nghiện (Withđrawal Symptom).

Đó là những cơn vật vã dữ dội, ngáp chảy nước mắt, nước mũi, khó chịu, tháo dạ, đau bụng, nổi da gà v.v... Cùng với các triệu chứng này, người nghiện ma tuý trở nên thèm khát ma tuý, để dẫn đến những hành vi không lường trước được, không tự chủ được bản thân. Dấu hiệu của hội chứng cai cao độ khoảng 48 - 72 giờ sau khi dùng ma tuý và bắt đầu giảm bớt sau một tuần. Tuy nhiên, một vài chức năng của cơ thể sau 6 tháng vẫn chưa trở lại bình thường. Khi ngừng sử dụng ma tuý sẽ gây ra sự đói mocphin ở tế bạo thần kinh trong khoảng từ 1 - 2 năm.

Các chất ma tuý đã tạo cho thần kinh con người luôn trong trạng thái bị kích thích, bị “cột chặt” thân phận với ma tuý. Khi đã dùng ma tuý với liều cao thường xuyên, có thể người nghiện đã bị đầu độc hệ thần kinh, tiêu hoá bị rối loại nên con người phản ứng chậm chạp, trở thành thẩn thờ, cơ thể hao mòn, gầy yếu, có lúc bị kích thích cao độ có thể dẫn tới các hành động liều lĩnh, gây ra phạm tội.

Nghiện ma tuý làm cho cơ thể người nghiện luông trong trạng thái bị nhiễm độc, gây nên các rối loạn cục bộ hoặc các rối loạn toàn thân. Vì vậy, việc cai nghiện ma tuý đòi hỏi người nghiện phải có quyết tâm cao và có nghị lực. Người nghiện phải hồi tâm, tự tách mình tra khỏi môi trường ma tuý nếu không thì việc cai nghiện sẽ không có hiệu quả.

Bố mẹ Phải làm gương tốt trong lối sống, cách ứng xử, tránh để xảy ra xung đột trước mặt trẻ con. Nếu gia đình hoà thuận sẽ tạo cho trẻ ổn định về mặt tâm lý, hình thành nhân cách tốt cho trẻ.

Không những thế, các bậc phụ huynh phải có những giải pháp đúng đắn để định hướng cho đứa trẻ ngay từ khi còn ở tuổi chưa đi học. Tức là, giáo dục cho đứa trẻ biết quan điểm của cha mẹ về cái gì ''tốt'' cái gì ''xấu''.

Phải xây dựng được mối liên kết chặt chẻ của lòng tin và sự thương yêu. Tăng cường lòng tự tin, tính tự lập của đứa trẻ, không để cho chúng có cảm giác bị lệ thuộc, mất tự do bằng cách hướng cho con cái tự chọn cho mình những cái mình thích (tất nhiên vẫn trong khuôn khổ - tự do trong khuôn khổ điều này sẽ làm cho việc chối từ ma tuý trở nên dễ dàng hơn trong những năm tiếp theo.

Khi đến tuổi đến trường, bố mẹ hãy quan tâm chăm sóc đến khẩu vị, cách ăn uống của con cái, hạn chế sự ăn uống bừa bãi của trẻ. Mặc dù vị thành niên có thể không quan tâm nhưng cha mẹ luôn giúp chúng định hình sâu sắc những lựa chọn của con cái mình với ma tuý. Hãy tận dụng mọi cơ hội để chỉ ra cho chúng biết những tác hại của ma tuý.

Nhất là khi đứa trẻ bước sang tuổi dậy thì, bố mẹ nên quan tâm đến đời tư của con cái để hướng cho con cái cách định hướng đúng trong các mối quan hệ. Cần phải biết con mình quan hệ với ai, bạn bè tốt hay xấu. Đứa trẻ nào có tất cả bạn bè đều dùng ma tuý thì có khả năng chính chúng sẽ dùng ma tuý.

Nên có sự qua lại giữa các phụ huynh với nhau, bằng cách làm quen với cha mẹ của bạn bè chúng để có hỗ trợ cho nhau, ngăn chặn con cái mình sa đà. Phải làm sao gần gũi với cuộc sống hàng ngày của con cái mình hơn.

Song song với việc quan tâm đến con cái để kịp thời uốn nắn, ngăn chặn những thói hư tật xấu của chúng thì việc khen ngợi, khuyến khích con em mình làm những việc tốt cũng rất cần thiết vì nó sẽ tạo ra cho đứa trẻ hưng phấn và lòng tự tin, quên đi những cảm giác bị ràng buộc, mất tự do, ngăn chặn những ''bột phát'' của đứa trẻ.

Cần phải biết rằng, những đứa trẻ bỏ học khi còn nhỏ, hay không có điều kiện tiếp tục cắp sách đến trường thì nguy cơ nghiện ma tuý dễ dàng hơn. Vì trong khi còn học tập tại nhà trường, trẻ em sẽ có điều kiện tìm hiểu về ma tuý. Vì lẽ đó, mọi gia đình hãy hết sức quan tâm đến sự nghiệp học tập của con em mình không để chúng bỏ học giữa chừng. Đối với những thanh niên chưa có công ăn việc làm hoặc việc làm không ổn định thì gia đình cũng vẫn cần phải tiếp tục quan tâm để động viên san sẻ những khó khăn, giúp họ vượt lên, hướng tới tương lại tốt đẹp.

Sự tác động của gia đình là một trong những yếu tố quan trọng nhất để hạn chế thanh thiếu niên nghiện ma tuý.

Cần phải tạo điều kiện cho con trẻ tham gia các tổ chức như Đội thiếu niên, Đoàn thanh niên để thanh thiếu niên có điều kiện tiếp xúc, hoà nhập với nhóm bạn tốt, sống có lý tưởng. Kết hợp học tập nội khoá với tuyên truyền, giáo dục tác hại của ma tuý, nội dung tuyên truyền phải dễ hiểu và thiết thực, kèm theo những hình thức hấp dẫn như: phim ảnh, báo tường, thi tìm hiểu có thưởng... để thanh thiếu niên tìm hiểu và có nhận thức nghiêm túc với tệ nạn ma tuý.

Với những học sinh có biểu hiện học sút, kém cần phải kết hợp với phụ huynh học sinh đó để theo dõi, ngăn chặn không cho trẻ em nhiễm thói hư tật xấu dẫn đến nghiện ma tuý.

Với những học sinh đã mắc nghiện ở mức độ nhẹ, cần phát hiện kịp thời để phân công bạn bè và cùng gia đình kịp thời giúp các em ngăn chặn không cho tiếp tục nghiện, rồi tiến tới cai nghiện. Nhà trường cũng nên nhận học trở lại những em học sinh, sinh viên đã phải nghỉ học để cai nghiện để động viên khuyến khích các em khác quyết tâm cai nghiện. Sau đó sử dụng chính những em này làm lực lượng tuyên truyền vận động chống nghiện ma tuý.

Nhà trường và địa phương cần tạo ra những sân chơi hợp lý, những cuộc chơi thật sự bổ ích và lý thú để lôi kéo thanh thiếu niên, tạo niềm hứng thú say mê lành mạnh cho thanh thiếu niên. Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội nơi thanh thiếu niên sinh sống để tạo nên sức mạnh tổng hợp, cuốn hút thanh thiếu niên không để họ bị ma tuý lôi kéo.

Những hàng rong, những quán bán hàng xung quanh khu vực trường học rất dễ bị bọn người xấu lợi dụng để làm các tụ điểm phát tán ma tuý, vì vậy phải được kiểm tra chặt chẽ. Nếu thấy cần thiết thì kết hợp giữa nhà trường và các cơ quan chức năng khác kiên quyết dẹp bỏ tình trạng bán hàng rong xung quanh khu vực trường học.

Với những thanh niên chưa có công ăn việc làm cần có kế hoạch đào tạo, dạy nghề và bố trí công ăn việc làm để hạn chế sự tự do vô kỷ luật. Với đội ngũ này cần phải kết hợp các cơ quan đoàn thể xung quanh nơi họ đang sống để theo dõi, vận động không để họ bị ma tuý lôi kéo.

Tóm lại, phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội nơi thanh thiếu niên sinh sống để tạo nên sức mạnh tổng hợp, cuốn hút thanh thiếu niên không để họ bị ma tuý lôi kéo. Nếu làm tất công tác này sẽ hạn chế tối đa vấn đề nghiện ma tuý trong thanh thiếu niên hiện nay.





Khi trong nhà có người nghiện ma tuý thì phải:

+ Báo cho chính quyền cơ sở về người nghiện ma tuý trong gia đình mình về tình trạng nghiện của người đó;

+ Giúp người nghiện ma tuý cai nghiện tại gia đình theo sự hướng dẫn, giám sát của cán bộ y tế và chính quyền cơ sở;

+ Theo dõi, giám sát, phòng ngừa, ngăn chặn người nghiện sử dụng trái phép chất ma tuý hoặc có hành vi gây mất trật tự, an toàn xã hội;

+ Hỗ trợ cơ quan có thẩm quyền đưa người nghiện ma tuý vào cơ sở cai nghiện và đóng góp kinh phí cai nghiện theo quy định của pháp luật.

Tại Điều 3 Luật phòng, chống ma tuý năm 2000 quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

1. Trồng cây có chứa chất ma tuý;

2. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, mua bán, phân phối, giám định, xử lý, trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, nghiên cứu trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần;

3. Sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý; xúi giục, cưỡng bức, lôi kéo, chứa chấp, hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma tuý;

4. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất, sử dụng trái phép chất ma tuý;

5. Hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội về ma tuý mà có;

6. Chống lại hoặc cản trở việc cai nghiện ma tuý;

7. Trả thù hoặc cản trở người có trách nhiệm hoặc người tham gia phòng, chống ma tuý;

8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp để vi phạm pháp luật về phòng, chống ma tuý;

9. Các hành vi trái phép khác về ma tuý.

Cá nhân, gia đình có trách nhiệm:

1. Giáo dục thành viên: gia đình, thân nhân về tác hại của ma tuý và thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống ma tuý; quản lý chặt chẽ, ngăn chặn thành viên trong gia đình tham gia tệ nạn ma tuý.

Phải giáo dục cho con em mình hiểu sâu tác hại ghê gớm của ma tuý để các em không bị quyền rũ, lôi kéo vào ma tuý. Không cho con em mình chơi thân, tiếp xúc với những em bỏ học, những người có biểu hiện nghiện hút ma tuý. Giáo dục thông qua sách báo, phim ảnh; băng hình, giải thích… với con em mình và trẻ xung quanh. quản lý chặt chẽ các quá trình học tập chính khoá, học thêm, vui chơi ngoài giờ, quan hệ với bạn bè, sử dụng tiền …

2. Thực hiện đúng chỉ định của thầy thuốc về sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần để chữa bệnh

3. Mỗi gia đình phải tích cực đấu tranh với các hành vi trái phép về ma tuý của thân nhân và người khác. Phải phát hiện kịp thời và báo tin những vần đề có liên quan đến ma tuý cho cơ quan phòng, chống ma tuý, bằng các biện pháp như: dùng điện thoại bí mật theo đường dây nóng báo tin cho các cơ quan chức năng phòng, chống ma tuý những tình hình, những biểu hiện sử dụng ma tuý cũng như phạm tội về ma tuý. Vì hạnh phúc gia đình mình và tương lai con em mình, các bậc phụ huynh hãy dành thời gian nhiều hơn nữa cho việc chăm sóc, giúp đỡ các cháu. Trong trường hợp con cái bị sa vào ma tuý thì các bậc cha mẹ đừng quá đau khổ, đừng sợ mất thể diện mà không dám cho con cháu đi cai nghiện. Mỗi người hãy bình tĩnh và sáng suốt giải quyết vấn đề. Phát hiện sớm và kiên quyết cai nghiện, quản lý chặt chẽ sau cai nghiện là biện pháp tốt nhất cứu con cái mình thoát khỏi thảm hoạ ma tuý. Nhiều trường hợp phát hiện con em mình nghiện ma tuý, vì sợ mất uy tín đối với cơ quan, mất thể diện với bạn bè hàng xóm nên cha mẹ các em đã mua thuốc về tự cai cho con em mình nhưng vẫn cho các em đi học tập, sinh hoạt bình thường, cho nên không có tác dụng và tình trạng các em lại càng nghiện năng hơn. Các bậc phụ huynh đó đã không hiểu rằng phải có phác đồ điều trị đối với từng trường hợp nghiện khác nhau và cần có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ thì công tác cai nghiện mới có hiệu quả.

Vì vậy, mỗi người đều phải nâng cao ý thức tự giác và tích cực tham gia phong trào quần chúng, ngăn chặn hiểm hoạ ma tuý là trực tiếp bảo vệ gia đình mình. Gia đình là tế bào xã hội, cho nên gia đình có vai trò to lớn trong sự ổn định và phát triển của mỗi quốc gia; mối quan hệ giữa cá nhân, gia đình và xã hội là một thể thống nhất, biện chứng, tác động qua lại chặt chẽ với nhau. Gia đình là nơi phát hiện sớm những biểu hiện tiêu cực, những vi phạm, trong đó có tệ nạn và tội phạm về ma tuý. Gia đình là nơi các thành viên yêu thương, chăm sóc dẫn nhau. Vì vậy, gia đình, trong đó đặc biệt là người mẹ, người vợ có vai trò to lớn trong việc giáo dục, cải tạo những thành viên trong gia đình mình nếu sai phạm để họ sửa chữa lỗi lầm, trở thành những người có ích cho xã hội. Gia đình cũng là nơi phát hiện những người bạn xấu, những mối quan hệ tiêu cực của các thành viên trong gia đình cũng như những người hàng xóm xung quanh về những biểu hiện có liên quan đến nghiện hút và phạm tội về ma tuý.

4. Tham gia, hỗ trợ hoạt động cai nghiện ma tuý tại các cơ sở cai nghiện và tại cộng đồng, phòng chống tái nghiện.

5. Cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm phát hiện, cung cấp nhanh chóng các thông tin về tệ nạn ma tuý cho cơ quan công an hoặc cơ quan khác có thẩm quyền. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải xem xét, giải quyết kịp thời những thông tin, tố giác về tệ nạn ma tuý.

6. Cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm phát hiện, báo cáo kịp thời cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền việc trồng cây có chứa chất ma tuý; tham gia triệt phá cây có chứa chất ma tuý do chính quyền địa phương tổ chức.

Xã hội trong sạch không có ma tuý chỉ khi gia đình không có ma tuý, cũng giống như cơ thể của con người chỉ được cường tráng, phát triển khi từng tế bào không bị nhiễm bệnh.

Theo quy định tại Điều 10 Luật phòng, chống ma tuý thì nhà trường và các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm:

1. Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục về phòng, chống ma tuý; giáo dục pháp luật về phòng, chống ma tuý và lối sống lành mạnh cho học sinh, sinh viên, học viên; quản lý chặt chẽ, ngăn chặn học sinh, sinh viên, học viên tham gia tệ nạn ma tuý;

2. Phối hợp với gia đình, cơ quan, tổ chức và chính quyền địa phương để quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên, học viên về phòng, chống ma tuý;

3. Phối hợp với cơ quan y tế và chính quyền địa phương tổ chức xét nghiệm khi cần thiết để phát hiện học sinh, sinh viên, học viên nghiện ma tuý.

Theo quy định tại Điều 14 Luật phòng, chống ma tuý thì:

1. Cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia các hoạt động phòng, chống ma tuý được Nhà nước bảo vệ và giữ bí mật.

2. Trường hợp cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức do tham gia phòng, chống ma tuý mà bị thiệt hại về tài sản thì được Nhà nước đền bù; trường hợp cá nhân bị thương tích, tổn hại về sức khoẻ hoặc bị thiệt hại về tính mạng thì bản thân hoặc gia đình được hưởng chế độ, chính sách đặc biệt theo quy định của Chính phủ.

3. Cơ quan công an, hải quan, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, viện kiểm sát, toà án và chính quyền các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.

Theo quy định tại Điều 21 Luật phòng, chống ma tuý năm 2000 thì mọi trường hợp vận chuyển chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần vào, ra hoặc qua lãnh thổ Việt Nam mà không có giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam hoặc không tuân thủ các quy định khác của pháp luật Việt Nam về vận chuyển, nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh thì đều bị coi là vận chuyển trái phép.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật phòng, chống ma tuý thì chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần bị thu giữ trong các vụ án hình sự phải tiêu huỷ, trừ trường hợp chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần được sử dụng trong các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý bị chiếm đoạt được trả lại cho chủ sở hữu.

Cai nghiện ma tuý là một biện pháp tổng hợp gồm các tác động về y học, pháp luật, giáo dục học, đạo đức, v.v... nhằm điều trị, giúp người nghiện ma tuý cắt các hội chứng nghiện, phục hồi sức khoẻ và tái hoà nhập cộng đồng.

Cai nghiện ma tuý là một quá trình gồm nhiều giai đoạn:giai đoạn cắt cơn nghiện; giai đoạn hồi phục sức khoẻ, tâm; sinh lý và giáo dục lối sống; giai đoạn dạy nghề và tạo việc làm; giai đoạn giám sát, tư vấn, quản lý tại cộng đồng. Các giai đoạn này phải liên tục, kế tiếp nhau trong thời gian từ 2 - 3 năm.

Để cai nghiện được hoàn toàn cần phải có sự kết hợp của ý chí người nghiện với sự hỗ trợ của gia đình và cộng đồng xã hội. Một người chỉ được coi là đã cai nghiện được hoàn toàn nếu sau 6 năm không dùng ma tuý trở lại. Chính vì vậy, thời gian cai nghiện thực sự là thử thách lớn đối với người nghiện ma tuý.

Theo Khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy năm 2008 quy định người nghiện ma tuý và gia đình có người nghiện ma tuý có trách nhiệm như sau:

1. Người nghiện ma túy có trách nhiệm:

a) Tự khai báo về tình trạng nghiện ma túy của mình với cơ quan, tổ chức nơi làm việc hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) nơi cư trú và tự đăng ký hình thức cai nghiện ma túy;

b) Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về cai nghiện ma túy.

2. Gia đình người nghiện ma túy có trách nhiệm:

a) Khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã về người nghiện ma tuý trong gia đình mình và đăng ký hình thức cai nghiện cho người đó;

b) Động viên, giúp đỡ và quản lý người nghiện ma túy cai nghiện tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng theo sự hướng dẫn, giám sát của cán bộ y tế và Ủy ban nhân dân cấp xã;

c) Theo dõi, giám sát, phòng ngừa, ngăn chặn người nghiện sử dụng trái phép chất ma tuý hoặc có hành vi gây mất trật tự, an toàn xã hội;

d) Hỗ trợ cơ quan có thẩm quyền đưa người nghiện ma tuý vào cơ sở cai nghiện và đóng góp kinh phí cai nghiện theo quy định của pháp luật.

3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức cho người nghiện ma túy, gia đình người nghiện ma túy khai báo về tình trạng nghiện ma tuý và đăng ký hình thức cai nghiện.

Theo Khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng chống ma tuý năm 2008 quy định những biện pháp, hình thức cai nghiện như sau:

1. Các biện pháp cai nghiện ma tuý bao gồm:

a) Cai nghiện ma túy tự nguyện;

b) Cai nghiện ma túy bắt buộc.

2. Các hình thức cai nghiện ma tuý bao gồm:

a) Cai nghiện ma túy tại gia đình;

b) Cai nghiện ma túy tại cộng đồng;

c) Cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện.

Theo khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật phòng, chống ma túy năm 2008 quy định:

1. Hình thức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng được áp dụng đối với người tự nguyện cai nghiện, trừ trường hợp người nghiện ma túy tự nguyện cai nghiện tại cơ sở cai nghiện.

Trường hợp người nghiện ma túy không tự nguyện cai nghiện thì áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

2. Thời hạn cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng từ sáu tháng đến mười hai tháng.

3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức cai nghiện ma túy tại cộng đồng, hướng dẫn, hỗ trợ cai nghiện ma túy tại gia đình.

Theo Điều 28 Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 thì người nghiện ma tuý từ đủ 18 tuổi trở lên đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc không có nơi cư trú nhất định phải được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Việc đưa người nghiện ma tuý vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện theo quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Thời hạn cai nghiện ma tuý tại cơ sở cai nghiện bắt buộc từ một năm đến hai năm.

Người nghiện ma tuý tự nguyện làm đơn xin cai nghiện thì được nhận vào cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc và không bị coi là bị xử lý vi phạm hành chính.

Tổ chức và hoạt động của cơ sở cai nghiện bắt buộc, chế độ cai nghiện bắt buộc, thủ tục đưa người nghiện ma tuý quy định tại khoản 1 Điều này vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Theo Điều 29 Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 thì người nghiện ma tuý từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc không có nơi cư trú nhất định thì được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc dành riêng cho họ.

Người nghiện ma tuý từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi tự nguyện hoặc được gia đình làm đơn xin cai nghiện thì được nhận vào cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc dành riêng cho họ.

Việc cai nghiện ma tuý đối với người nghiện ma tuý quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không coi là việc xử lý vi phạm hành chính.

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 34/2002/NĐ-CP thì Chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) nơi người nghiện cư trú hoặc nơi người nghiện có hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý đối với người không có nơi cư trú nhất định, lập hồ sơ trình Chủ tịch ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện).

Công an cấp xã chủ trì, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ... Giúp Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã lập hồ sơ này.

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 34/2002/NĐ-CP thì Hồ sơ xét đưa người nghiện ma tuý vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bao gồm:

1. Sơ yếu lý lịch của người nghiện.

2. Các biện pháp cai nghiện đã áp dụng.

3. Những tài liệu khác có liên quan đến nhân thân người nghiện (nếu có).

4. Nhận xét của Công an cấp xã, ý kiến của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể, tổ chức xã hội mà người đó là thành viên.

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 34/2002/NĐ-CP thì:

1. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Hội đồng Tư vấn để giúp việc xét duyệt hồ sơ đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

2. Thành phần Hội đồng Tư vấn gồm: Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội là thường trực Hội đồng; Trưởng phòng Tư pháp, Trưởng phòng Y tế và Trưởng Công an cấp huyện là các ủy viên của Hội đồng.

Thường trực Hội đồng Tư vấn có trách nhiệm tổ chức chủ trì phiên họp và làm văn bản trình Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện.

3. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội gửi hồ sơ đến các thành viên của Hội đồng Tư vấn và triệu tập họp Hội đồng Tư vấn.

4. Hội đồng Tư vấn làm việc theo chế độ tập thể, xem xét và biểu quyết từng trường hợp cụ thể, kết luận theo đa số. Nếu người nghiện là người chưa thành niên, Hội đồng Tư vấn mời đại diện cơ quan bảo vệ và chăm sóc trẻ em cùng cấp tham gia phiên họp.

Biên bản họp Hội đồng Tư vấn phải ghi rõ ý kiến phát biểu của từng đại biểu tham dự.

Theo quy định tại Khoản 1, khoản 2 Điều 8 và Điều 9 Nghị định 34/2002/NĐ-CP thì:

- Trong thời hạn 04 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Hội đồng Tư vấn, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét và quyết định việc đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

- Quyết định được gửi cho cá nhân và gia đình người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan Công an, Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện, ủy ban nhân dân cấp xã lập hồ sơ và cơ sở cai nghiện bắt buộc.

- Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định, cơ quan công an cấp huyện có trách nhiệm đưa người phải chấp hành quyết định vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

- Thời hạn thi hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được tính từ thời điểm cơ sở cai nghiện bắt buộc làm thủ tục tiếp nhận.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định 34/2002/NĐ-CP thì thời hạn cai nghiện ma tuý tại cơ sở cai nghiện bắt buộc từ một năm đến hai năm.

Theo quy định tại Điều 30, Luật phòng, chống ma tuý năm 2000 thì trong thời gian cai nghiện bắt buộc, người nghiện ma tuý có trách nhiệm:

1. Tuân thủ nội quy và chịu sự quản lý, giáo dục của cơ sở cai nghiện bắt buộc;

2. Lao động, học tập, chữa bệnh để cai nghiện và góp phần đảm bảo đời sống trong thời gian cai nghiện.

Theo Điều 11, 12 của Nghị định số 34/2002/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28-3-2002 "Quy định về trình tự, thủ tục và chế độ cai nghiện đối với người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc" thì:

- Người nghiện ma tuý tự nguyện xin cai nghiện được nhận vào cơ sở cai nghiện bắt buộc không coi là bị xử lý vi phạm hành chính.

- Hồ sơ của người nghiện tự nguyện xin vào cơ sở cai nghiện bắt buộc gồm:

+ Đơn xin vào cơ sở cai nghiện của cá nhân hoặc gia đình người tự nguyện cai nghiện, có xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú. Đối với người nghiện dưới 18 tuổi phải có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp.

+ Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận tạm trú dài hạn (kèm theo bản chính để đối chiếu).

+ Bản cam kết cai nghiện của người tự nguyện hoặc người đại diện hợp pháp với cơ sở cai nghiện.

Hồ sơ được nộp cho người đứng đầu cơ sở cai nghiện.

- Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ của người tự nguyện xin vào cơ sở cai nghiện, người đứng đầu cơ sở cai nghiện bắt buộc xem xét hồ sơ và căn cứ vào khả năng của cơ sở ra quyết định tiếp nhận. Thời hạn cai nghiện tại cơ sở ít nhất là 6 tháng.

- Quyết định được gửi cho cá nhân và gia đình người nghiện tự nguyện xin vào cơ sở cai nghiện và ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.

Theo quy định tại Điều 32 Luật phòng, chống ma tuý năm 2000 thì trong cơ sở cai nghiện,những người nghiện ma tuý sau đây phải được bố trí vào các khu vực tách riêng với những người nghiện ma tuý khác để quản lý và chữa bệnh:

a) Người chưa thành niên;

b) Phụ nữ;

c) Người có bệnh truyền nhiễm nguy hiểm;

d) Người đã cai nghiện nhiều lần hoặc có hành vi gây rối trật tự.

- Cơ sở cai nghiện ma tuý có trách nhiệm thực hiện đúng phương pháp cai nghiện đã được cơ quan có thẩm quyền duyệt; tổ chức lao động, học tập, chữa bệnh cho người cai nghiện ma tuý.

- Người đứng đầu cơ sở cai nghiện ma tuý được quyết định áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật để quản lý chặt chẽ, giáo dục, chữa bệnh cho người cai nghiệnvà yêu cầu chính quyền địa phương, lực lượng vũ trang nhân dân giúp đỡ khi cần thiết.

Chính quyền địa phương, lực lượng vũ trang nhân dân có trách nhiệm phối hợp thực hiện các biện pháp bảo vệ cơ sở cai nghiện ma tuý và hỗ trợ cán bộ, công chức, nhân viên tại cáccơ sở này khi có yêu cầu.

- Cơ sở cai nghiện ma tuý phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm, tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người cai nghiện ma tuý.

Theo quy định từ Điều 18 đến Điều 23 Nghị định 34/2002/NĐ-CP chế độ cai nghiện đối với người nghiện chưa thành niên được quy định như sau:

Những người nghiện chưa thành niên cai nghiện trong cơ sở cai nghiện bắt buộc được bố trí khu vực riêng, được chia thành đội, lớp, được sắp xếp chỗ ở tập thể phù hợp với độ tuổi, giới tính, trình độ văn hoá, tính chất và mức độ nghiện.

Phòng ở phải đảm bảo thoáng mát về mùa hè, kín gió về mùa đông, hợp vệ sinh môi trường.

- Ngư
Về Đầu Trang Go down
sone_zet_bone
TRẠNG NGUYÊN
TRẠNG NGUYÊN
sone_zet_bone

Tổng số bài gửi : 379
Tham gia ngày : 22/10/2011

Tim hieu ve phong chong ma tuy Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tim hieu ve phong chong ma tuy   Tim hieu ve phong chong ma tuy I_icon_minitimeMon Oct 31, 2011 12:47 pm

k hỉu
Về Đầu Trang Go down
6c_weareone
TRẠNG NGUYÊN
TRẠNG NGUYÊN
6c_weareone

Tổng số bài gửi : 375
Tham gia ngày : 28/10/2011
Đến từ : Thiên Đường

Tim hieu ve phong chong ma tuy Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tim hieu ve phong chong ma tuy   Tim hieu ve phong chong ma tuy I_icon_minitimeMon Oct 31, 2011 1:37 pm

ma neo dam doc het cho nay
nhin ma hoa ca mat
Về Đầu Trang Go down
ts2t
TRẠNG NGUYÊN
TRẠNG NGUYÊN
ts2t

Tổng số bài gửi : 110
Tham gia ngày : 29/10/2011

Tim hieu ve phong chong ma tuy Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tim hieu ve phong chong ma tuy   Tim hieu ve phong chong ma tuy I_icon_minitimeMon Oct 31, 2011 1:59 pm

hj, ka b? t0j m0j vjet dk paj ney.

Ck0ng mat +_+ h0a mat
Về Đầu Trang Go down
sone_zet_bone
TRẠNG NGUYÊN
TRẠNG NGUYÊN
sone_zet_bone

Tổng số bài gửi : 379
Tham gia ngày : 22/10/2011

Tim hieu ve phong chong ma tuy Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tim hieu ve phong chong ma tuy   Tim hieu ve phong chong ma tuy I_icon_minitimeMon Oct 31, 2011 8:33 pm

đ.m! đứa nào ngồi viết bài này cả tối thì khâm phục nó qá. đúng là ng` chăm học.mềnh đây nhìn thấy sách vở là mắt díu lại.haizzzzzzzzzzzz
Về Đầu Trang Go down
Toj_la_vjp_pr0
HOÀNG GIÁP
HOÀNG GIÁP


Tổng số bài gửi : 15
Tham gia ngày : 01/11/2011

Tim hieu ve phong chong ma tuy Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tim hieu ve phong chong ma tuy   Tim hieu ve phong chong ma tuy I_icon_minitimeTue Nov 01, 2011 5:44 pm

CUg~ bo" tay...Viet dc baj nay u'???doc het" dc cho nay chak la het buoi? ...
Về Đầu Trang Go down
sone_zet_bone
TRẠNG NGUYÊN
TRẠNG NGUYÊN
sone_zet_bone

Tổng số bài gửi : 379
Tham gia ngày : 22/10/2011

Tim hieu ve phong chong ma tuy Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tim hieu ve phong chong ma tuy   Tim hieu ve phong chong ma tuy I_icon_minitimeWed Nov 02, 2011 12:29 pm

chuẩn...........
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Tim hieu ve phong chong ma tuy Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tim hieu ve phong chong ma tuy   Tim hieu ve phong chong ma tuy I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 

Tim hieu ve phong chong ma tuy

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
My Class :: GÓC HỌC TẬP :: CHIA SẺ KIẾN THỨC-
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất